Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Không làm khổ mình, khổ người

Đạo đức của Phật giáo có hai vế rõ ràng: không làm khổ mình, khổ người. Do không làm khổ mình, khổ người nên người tu sĩ Phật giáo không có hy sinh. Đạo Phật là Đạo Đức Hiếu Sinh Trí Tuệ cho nên làm một điều gì đều có sự suy nghĩ kỹ lưỡng không làm khổ mình khổ người rồi mới làm, còn làm được lợi ích có một bên thì nhất định không làm.

Đạo Phật dạy giúp đỡ mọi người là đem hết sức của mình ra giúp, nhưng không được làm khổ mình. Đó là đức hiếu sinh đa hướng, chứ không phải một hướng. Người tu sĩ Phật giáo đã biết thân, thọ, tâm và pháp là vô thường, không có cái nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì hy sinh giúp người thoát khổ, thoát chết, nhưng tâm vẫn bất động.

Tâm bất động thì cái thọ khổ không tác động vào tinh thần sắt đá, nhất là trước các loại cảm thọ của thân mà tâm bất động, đó là một loại thiền định xả cảm thọ thì tâm mới bất động. Nhờ sức định lực của Tứ Thiền quét sạch các cảm thọ nên tâm không còn cảm nhận thọ khổ vì thế tâm mới bất động dễ dàng.

Còn có một tâm bất động khác đó là do ý chí ngút ngàn, xem thường các cảm thọ, mặc dù tâm chưa có thiền định nhưng nhờ tín lực "chết bỏ", không sợ các cảm thọ nên thản nhiên trước sự đau đớn tận cùng của sức chịu đựng bản thân.

Tu hành muốn đạt được chỗ tâm bất động không phải dễ. Tâm bất động có hai phần:

1- Tâm bất động thuộc về tâm do tri kiến giới luật đức hạnh.

2- Tâm bất động thuộc về thân do tri kiến tỉnh thức định Tứ Thiền…

Gợi ý